Các đời vua Hùng trong lịch sử

Hùng Vương hay vua Hùng, là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Truyền thuyết vua Hùng

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương".

Thời đại vua Hùng Vương
Thời đại vua Hùng Vương

Lại chép về họ Hồng Bàng như sau: "Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân.".

Sách "Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên)

Xã hội Văn Lang dưới thời các vua Hùng

Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bố chính, đứng đầu các làng bản.

Nhà nước thời vua Hùng
Nhà nước thời vua Hùng

Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tên là Văn Lang tuy nhiên các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên mới chép kinh đô nước Văn Lang là Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

Công cụ là đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất.

Công cụ lao động thời Hùng Vương

Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

Tham khảo thêm >>> Di tích lịch sử đền Hùng

Các đời vua Hùng

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì 18 vị vua Hùng là:
Vua Hùng Vương
Vua Hùng Vương
Kinh Dương Vương: 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục.
Hùng Hiền vương, còn được gọi là Lạc Long Quân: 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm.
Hùng Lân vương: 2524 - 2253 TCN
Hùng Việp vương: 2252 - 1913 TCN
Hùng Hi vương: 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" là bộ "ngưu")
Hùng Huy vương: 1712 - 1632 TCN
Hùng Chiêu vương: 1631 - 1432 TCN
Hùng Vĩ vương: 1431 - 1332 TCN
Hùng Định vương: 1331 - 1252 TCN
Hùng Hi vương: 1251 - 1162 TCN phần bên trái chữ "hi" là bộ "nhật")
Hùng Trinh vương: 1161 - 1055 TCN
Hùng Vũ vương: 1054 - 969 TCN
Hùng Việt vương: 968 - 854 TCN
Hùng Anh vương: 853 - 755 TCN
Hùng Triêu vương: 754 - 661 TCN
Hùng Tạo vương: 660 - 569 TCN
Hùng Nghị vương: 568 - 409 TCN
Hùng Duệ vương: 408 - 258 TCN